Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài
Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Lượt xem: 1408
  • Theo Bộ y tế nước sạch là nước có chỉ số nồng độ các chất dưới hoặc bằng mức cho phép của Bộ y tế đưa ra, được duyệt theo danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép tại điều 4 QCVN 01-1:2018/BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt thuộc Thông tư 41/2018/TT-BYT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2021/TT-BYT.

    • Nguồn nước máy: đã được xử lý bằng hóa chất bên trong các nhà máy nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm chì, chất bẩn, kim loại do rò rỉ đường ống nước hay sự cố khác. Vì thế, nên đun sôi hoặc lọc trước khi sử dụng.
    • Nguồn nước giếng: được lọc thô bằng những vật dụng đơn giản nên khó kiểm soát được mức độ sạch. Nước giếng tồn đọng theo thời gian, không được bảo quản kín thường chứa nhiều tạp chất tích tụ theo thời gian.
    • Nguồn nước mưa lấy từ những cơn mưa: Nước mưa là loại nước được coi là khá sạch. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường không khí như hiện nay thì nước mưa có thể không sạch hẳn.
    • Nước đóng chai: Được xem là an toàn cho sức khỏe, được áp dụng công nghệ sản xuất và tuân thủ quy trình sản xuất, đáp ứng mức độ cho phép của các chất. Tuy nhiên, thực tế một số loại nước uống đóng chai có nguồn gốc từ nước máy không phải nước tự nhiên như quảng cáo.
    • Nước đun sôi để nguội: chủ yếu từ nước máy hoặc nước giếng. Đây là nguồn nước an toàn, vì nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn có trong nước, tuy nhiên, về phần kim loại thì không được loại bỏ. Sau 24 giờ có thể trở thành nước thiu, không an toàn với sức khỏe.

    Để nhận biết nguồn nước đảm bảo hay ô nhiễm về mặt cảm quan người dân dễ nhận thấy nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm như sau:

    • Màu sắc của nước: Khi vừa bơm lên trong, tuy nhiên khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng oxi hóa sắt và mangan thành hydroxit sắt và hydroxit mangan kết tủa làm cho nước có màu. Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm.
    • Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ: Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả.
    • Mùi vị, độ đục của nước: Nước ngầm có mùi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm, cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, mangan gây mùi tanh. Chỉ tiêu độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật...).
    anh tin bai
    anh tin bai
    BS Nguyễn Minh Đức
1 2 3 4 5  ... 
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0